Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhóm khách hàng này chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore và cả các quỹ đầu tư đến từ Mỹ, châu Âu. Tất cả các phân khúc thương mại và nhà ở đều đang được nhắm tới. Nửa cuối 2019, dự kiến sẽ tiếp tục ghi nhận các giao dịch đầu tư mới ở nhiều cấp độ: tài sản, danh mục, và đầu tư doanh nghiệp.
Bất động sản tạo hấp lực riêng
Những số liệu thống kê trong nước cho thấy Việt Nam có sức hút mạnh mẽ của riêng mình. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào BĐS Việt Nam trong năm 2018 lên đến 6,6 tỷ USD chiếm 18,6% tổng số vốn đầu tư đăng ký – theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Và tính đến ngày 20/3/2019, nguồn FDI lĩnh vực BĐS đạt 778,2 triệu USD, tăng ấn tượng so với con số cùng kỳ năm 2018 là 486 triệu USD.
Xem thêm: Đất nền Thuận An – Cơ hội vàng từ thành phố mới
Trong 760 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới và bổ sung thêm đổ vào Việt Nam của tháng 1/2019, nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đã chiếm hơn một nửa con số này. Theo thống kê, trong số 19 lĩnh vực mà Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam, BĐS đứng thứ 3 về quy mô nguồn vốn. Đáng chú ý, vốn đầu tư đăng ký lớn nhất ở lĩnh vực BĐS trong năm 2018 tại Việt Nam có trị giá hơn 4,1 tỷ USD cũng thuộc về nhà đầu tư Nhật Bản.
Trong khi đó, Singapore từ một quốc gia thu hút đầu tư BĐS mạnh mẽ, hiện nay đang chứng kiến một sự lao dốc đáng kể. Nguyên nhân là do chính phủ nước này đã nâng mức thuế đất và thắt chặt hạn mức cho vay trong việc mua bán tài sản của người dân, gây ảnh hưởng đáng kể đến thanh khoản bất động sản cá nhân. Đứng trước tình hình này, cũng tương tự như Nhật Bản, nhiều nhà đầu tư của đảo quốc sư tử rẽ hướng, chọn đổ tiền đầu tư vào các thị trường “láng giềng” đầy tiềm năng, trong đó có Việt Nam.
Đối với các nhà đầu tư đến từ Hồng Kông và Singapore khẩu vị ưa thích của họ chính là lĩnh vực bất động sản thương mại. Họ đều có mặt ở Việt Nam từ khá sớm, vào cuối những năm 1990 của thế kỷ trước với thời gian tìm hiểu thị trường khá lâu, hiện tại các nhà đầu tư đến từ hai nền kinh tế này đã có những dự án ở các loại tài sản bất động sản khác nhau như nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại và khu công nghiệp và phần lớn đều tạo được tiếng vang lớn tại thị trường địa phương như Khu công nghiệp Vsip là một điển hình.
Khu công nghiệp Vsip 1 Bình Dương
Việc đầu tư vào bất động sản thương mại của các ông lớn kéo theo hàng loạt tiện ích chung quanh phát triển, nhất là BĐS ở phân khúc căn hộ, đất nền, văn phòng… tạo sự đồng bộ chung trong phát triển và quy hoạch.
Xu hướng dịch chuyển vùng ven
TP.HCM hiện vẫn đang đứng top đầu trong triển khai các dự án BĐS lớn của cả nước. Trong đó, khu vực cửa ngõ phía Đông sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường BĐS thành phố, đồng thời thu hút đông đảo giới đầu tư trong nước và quốc tế nhờ vào hệ thống hạ tầng và quỹ đất dồi dào. Ngoài ra những khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu cũng chịu ảnh hưởng bởi sức nóng của thị trường này đã làm cho thị trường BĐS tại đây trở nên sôi động.
Riêng quận 9 (thuộc khu Đông) đang trở thành tâm điểm của giới đầu tư, nhờ không quá xa trung tâm, ít kẹt xe; có nhiều dự án giao thông quan trọng đi qua giúp việc giao thương, đi lại trở nên thuận tiện. Đặc biệt, khu vực này còn được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, với tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên sắp hoàn thành giúp người dân di chuyển từ quận 9 lên trung tâm thành phố chỉ 15 – 20 phút.
Ngoài ra, khu vực Thuận An – Bình Dương thị trường BĐS một phen đảo chiều, nơi đây giáp ranh với khu Đông của TP.HCM. Đồng thời Thuận An lên thành phố trong tương lại với sự quy hoạch đồng bộ về giao thông, cơ sở hạ tầng và dịch vụ để kết nối với các vệ tinh đô thị xung quanh thông qua tuyến đường huyết mạch Quốc Lộ 13 và Mỹ Phước – Tân Vạn. Sự đồng bộ về quy hoạch cũng như chính sách về pháp lý thông thoáng đã tạo nhịp kết nối giữa Bình Dương và thị trường TP.HCM.
Tuy nhiên, xu hướng dịch chuyển bất động sản sang vùng ven bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu của UBND TP.HCM vừa công bố, 2 tháng đầu năm 2019, Thành phố thu hút được 1,02 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, bằng 94,7% so với cùng kỳ. Trong đó, các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 165 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 96,69 triệu USD, tăng 29% số dự án cấp mới và bằng 45,4% vốn đầu tư so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, 2 tháng đầu năm ngoái, lĩnh vực bất động sản chiếm 7% tổng vốn đăng ký mới, nhưng 2 tháng đầu năm nay, bất động sản không xuất hiện trong danh sách. Thay vào đó, lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nhiều nhất (51%); tiếp theo là bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác là chiếm 34,6%; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 5,7%…
Cũng trong 2 tháng, TP.HCM có 31 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 31,06 triệu USD, tăng 19,2% số dự án điều chỉnh và tăng gấp 5,7 lần vốn đầu tư so với cùng kỳ. Thành phố cũng chấp thuận cho 554 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 894,14 triệu USD, tăng 28% về số trường hợp và tăng 2,2% về vốn đầu tư so với cùng kỳ.
Trong hoạt động này, nếu 2 tháng đầu năm 2018, lĩnh vực bất động sản đứng đầu về thu hút vốn ngoại khi chiếm trên 40% tổng vốn góp vốn mua cổ phần, thì năm nay đã lùi xuống vị trí thứ 2, chỉ chiếm 21,1%, còn hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nhiều nhất, chiếm 22,1%. Tiếp đến là công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 17,2%, bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 13,5%…
Thị trường BĐS Thuận An – Bình Dương đang hết sức sôi động
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, từ năm 2018, TP.HCM siết chặt việc cấp phép dự án mới, là nguyên nhân chính cho việc giảm vốn vào ngành bất động sản TP.HCM. Rất có thể, năm 2019 và vài năm tới sẽ cho thấy nhiều hơn dự án có dòng vốn ngoại được triển khai ở thị trường vùng ven. Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng đây là cơ hội để phát triển hạ tầng đồng bộ cho các khu vực lân cận nhằm kết nối nhanh chóng với sự phát triển của TP.HCM.
Xem chi tiết: Dự án Lộc Phát Residence
Đất Xanh Sài Gòn